xử lý nước cấp, công ty môi trường
công ty môi trường, tư vấn môi trường
1.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
1.2 THUYẾT MINH KỸ THUẬT
- a. Xử lý sơ bộ
- Nước rác từ bãi chôn lấp, nước rửa xe và nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong trạm xử lý được thu gom về hồ chứa nước rác.tại hồ chứa nước rác có bố trí hệ thống sục khí nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước rỉ rác. Bên cạnh đó thì hồ chưa nước rỉ rác còn có khả năng phân hủy sinh học
- Nước rỉ rác từ hồ chứa được bơm vào bể trộn vôi có bố trí hệ thông máy khuấy vôi (hoặc hệ thống sục khí)
- Bể trộn vôi được cấp vôi và sục khí gián đoạn để tránh lắng cặn vôi và làm tăng hiệu quả nâng pH. Bể có vai trò khử 1 số ion kim loại nặng trong nước rỉ rác và khử màu cho nước rỉ rác
- Nước thải sau bể trộn được tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí nhằm tăng khả năng hòa trộn,đồng thời giảm mùi phát sinh do quá trình yếm khí xảy ra.nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể lắng cặn vôi để tách cặn vôi trước khi vào công đoạn tiếp theo
- Lưu lượng nước thải được đo tự động,tín hiệu thu được sau đó sẽ được truyền vào hệ thống điều khiển PLC-SCADA để từ đó điều khiển lại bơm nước thải đễ vận hành đúng lưu lượng yêu cầu
- b. Xử lý Nito và khử Canxi
Loại bỏ ( N-NH3) bằng hệ thống Stripping và khử Canxi + tiền xử lý hóa lý
- Nước thải sau khi lắng vôi được dẫn vào bể chỉnh pH 1 . Nước thải được tiếp tục bơm lên tháp Stripping 1 , từ đây nước thải tự chảy về bể chỉnh pH 2 trước khi được bơm lên tháp Stripping 2 để loại bỏ N-NH3 từ >1000 mg/l xuống 10 mg/l.Tại đây nước thải được bổ sung thê hóa chất là dung dịch NaOH để duy trì giá trị pH =10-11 cho quá trình xử lý tại tháp Stripping bằng bơm định lượng hóa chất.Quá trình châm NaOH trên đường ống bơm lên tháp Stripping được điều khiển tự động qua thiết bị đo pH được lắp trên đường ống
- Nước thải trong bể sẽ được bơm tự động lên tháp Stripping theo mực nước đo được trong bể.các thiết bị tháp Stripping được hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước từ bể chỉnh pH
- Khí được cấp cho 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp:Nước thải sau tháp Stripping 1 sẽ được thu vào hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp stripping 2 quá trình hoạt động như tháp Stripping 1
- sau khi qua tháp Stripping 2 nước thải sẽ được đưa qua bể xử lý Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khí đi vào giải đoạn xử lý sinh học.tại đây nước thải được trộn với hóa chất trên đường ống phần Ca2+ kết tủa sẽ lắng tại ngăn lắng,nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học
- Trên đường ống dẫn nước thải từ bể Stripping 2 sang bể UASB có bố trị thêm hệ thống châm hóa chất (FeCl3,H2SO4,polymer). Tại đây có gắng đầu dò pH để điều chình pH có giá trị 7-7,5 là điệu kiến thuận lợi cho xử lý sinh học kỵ khí.
- c. Xử lý sinh học kỵ khí UASB
Nước thải tuần hoàn sau bể Sinh học Hiếu khí Aerotank và bùn lắng từ đáy bể lắng 2 được bơm qua bể sinh học kỵ khí UASB theo hướng từ dưới lên.
Bể UASB dựa trên hoạt động của lớp bùn kỵ khí lơ lững ở đáy bể. Nước thải được đưa từ đáy bể phản ứng qua hệ thống phân phối được thiết kế đồng bộ dọc theo đầu vào. Lớp bùn hạt chiếm 1 phần nhỏ thể tích của bể, hiệu quả của hệ thống phân phối nước đầu vào và lượng khí sinh ra là kết quả của sự khuấy trộn nước thải đầu vào với lớp bùn hạt. Quá trình xử lý chất hữu cơ thực hiện bên trong lớp bùn hạt. Đối với 1 vài loại nước thải thì trên lớp bùn hạt hình thành lớp bông bùn và chất rắn lơ lững trong nước thải này không tiếp xúc với lớp bùn hạt mà di chuyển phía trên và nằm trong lớp bông bùn sau khí nước thải qua lớp bông bùn này sẽ tiếp tục qua hệ thống 3 pha rắn - lỏng - khí. Hệ thống tách 3 pha phải đạt yêu cầu sau:
- Tách khí và dẫn khí từ bể phản ứng ra ngoài.
- Ngăn chặn sự rửa trôi của vi khuẩn còn sống.
- Bùn lắng xuống trở lại đáy bể.
- Tấm chắn đủ chiều dài ngăn chặn lớp bùn bông phía trên cuốn trôi ra khỏi bể trong trường hợp lưu lượng tăng cao đột ngột.
- Hệ thống tách 3 pha đạt hiệu quả cao sẽ thuận lợi cho bước xử lý tiếp theo.
- Ngăn chặn sự rửa trôi của lớp bùn hạt.
Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí sẽ tự chảy sang Bể sinh học hiếu Selector để tiếp tục được xử lý.
Bể Selector có nhiệm vụ ổn định nồng độ bùn sinh học trước khi hổn hộp nước thải và bùn vi sinh dẫn vào bể Aerotank.
- d. Xử lý sinh học hiếu khí Aerotank
Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của trạm vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD5 giảm 80-95%. Nước thải sau khi oxi hóa các hợp chất hữu cơ & chuyển hóa Amoni thành Nitrate sẽ được tuần hoàn 1 phần về bể Anoxic để khử Nittơ.
Nước thải sau khi qua bể Aerotank sẽ tự chảy qua bể lắng bùn sinh học (lắng 2).
Nhằm đảm bảo lượng oxi cấp vào bể Aerotank đủ cho quá trình Nitrate hóa ta lắp đặt 01 thiết bị đo DO để kiểm soát và duy trì DO trong bể đảm bảo duy trì nồng độ oxi hòa tan trong bể luôn >2mg/l.
Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là ammonia được chuyển thành nitrite sau đó nitrite được oxy hóa thành nitrate. Quá trình nitrate hóa diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 chủng loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter
- e. Xử lý hóa lý
- Nước thải tử bể lắng 2 được dẫn sang bể xử lý hóa lý để loại bỏ các căn lơ lửng trong nước rỉ rác và 1 phần tử màu. Trong bể xử lý hóa lý gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm thiết bị keo tụ + tao bong + lắng.Tại ngăn đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bong, dung dịch phèn FeCl3 và H2SO4 được châm vào ngăn này.Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắn hơn trước khi chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng.Quá trình keo tụ,tạo bông với phèn Fe2+ diễn ra ơ pH=3
- f. Oxy hóa fenton 2 bậc
- Sau quá trình xử lý hóa lý nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý fenton 2 bậc để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả ngăn phân hủy sin học trong nước rỉ rác.tại cụm oxy hóa fenton 2 bậc hóa chất Fe2+,H2O2 và H2SO4 được châm vào ngăn (fenton bậc 1) và (fenton bậc 2)
- Hệ tác nhân fenton là 1 hỗn hợp gồm các ion Fe2+ và H2O2 chúng tác dụng với nhau tạo thành các gốc tự do hydroxyl * OH,còn ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+
- Chính các gốc *OH sinh ra trong quá trình phản ứng sẽ phản ứng với các gốc hữu cơ mang màu theo phản ứng *OH + RH –> R* + H2O
- Các gốc hữu cơ sau quá trình phản ứng sẽ trở nên linh động và dễ dàng tạo thành các phản ừng cắt thành các mạch ngắn ,mà sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
- Phản ứng fenton đối với nước rỉ rác diễn ra mạnh ở giá trị pH thích hợp. Sau quá trình phản ừng fenton 2 bậc,dung dịch NaOH được châm vào bể keo tụ nhằm nâng pH =7 để khữ Fe và hàm lượng H2O2 dư
- Quá trình sau khi phản ứng nước sẽ tự chảy qua bể lắng thứ cấp. Tại đây hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm lien kết tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và NaOCl sẽ được châm vào ngăn 2 để tăng cường quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm còn lại trong nước rác.
Sau đó tại bể lắng thứ cấp bùn được lắng xuống đáy bể và được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong chảy qua máng tràn trước khi vào bể khử trùng
6.Khử trùng nước và lọc
- Nước rác sau khi qua bể lắng thứ cấp được dẫn sang bể khử trùng ,tại ngăn đầu tiên của bể khử trùng,bơm định lượng sẽ cấp dung dịch hóa chất đễ khử trùng nước thải,sau 1 thời gian phản ứng trong bể khử trùng nước thải , nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực.
- Thiết bị lọc áp lực với lớp vật liệu lọc là cát thạch anh có chức năng loại bỏ các cặn còn lại sau bể lắng thứ cấp. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 25-2009.
- g. Xử lý bùn
- Bùn lắng từ các bể lắng cặn vôi, khử Canxi, lắng 2, lắng thứ cấp, lọc áp lực được đưa về bể nén bùn trước khi được đưa vào máy ép bùn.
1.1 TÌNH HÌNH NƯỚC THẢI HIỆN NAY
1.2 NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI
Nguồn nước thải của nhà hàng :
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong nhà hàng
1.4 THUYẾT MINH KỸ THUẬT
- h. Thiết bị tách rác
Nhiệm vụ: Để loại ra bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau, cần phải bố trí thiết bị tách rác thô loại bỏ rác thô trong nước thải.
- i. Bể tách dầu mỡ
Do nước thải phát sinh từ khu vực nhà ăn có chứa một hàm lượng dầu mỡ, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các VSV trong nước. Do đó, nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ tách ra định kỳ hút bỏ theo qui định.
- j. Bể điều hoà
Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.
Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải nhà hàng khách sạn.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể sinh học hiếu khí MBBR
- k. Bể sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%, đồng thời lượng bùn sinh ra cũng không nhiều như ở quá trình xử lý vi sinh bằng bùn hoạt tính lơ lửng (bể Aerotank).
- l. Bể lắng II
Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.
Nước thải được dẫn vào ống trung tâm của thiết bị. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở thiết bị lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%. Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm một phần về bể sinh học và lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước & được dẫn qua bể khử trùng.
- m. Bể khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 14:2008/BTNMT (CộtA ).
- n. Bể chứa bùn
Giữ & tách bùn lắng. Bùn sẽ định kỳ chở đi đổ bỏ hoặc chôn lấp. Phần nước sau khi tách cặn sẽ được đưa trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Tại sao nên chọn công ty tư vấn môi trường chuyên nghiệp Ensol?
- Công ty xử lý nước thải Ensol được thành lập bởi những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường.
- Đội ngũ kỹ sư tư vấn môi trường, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải và vận hành hệ thống xử lý nước thải tại Ensol được đào tạo kỹ thuật bài bản, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành môi trường, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.
- Công ty tư vấn môi trường Ensol luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và công nghệ xử lý khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp môi trường hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.
- Công ty môi trường Ensol đồng hành cùng Quý Công Ty tiếp đoàn kiểm tra và cùng Quý Công Ty giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh.
Hãy liên hệ công ty Ensol để được hỗ trợ và tư vấn môi trường miễn phí
ENSOL Company
Make Your Life Better
Điện thoại : (84.8) 666 01778
Fax : (84.8) 625 84977
Hotline : (84) 091 718 6802