Xử Lý Nước Thải|Xử Lý Khí Thải|Tư Vấn Môi Trường|Công Ty Môi Trường
dịch vụ môi trường
Hiển thị các bài đăng có nhãn báo cáo giám sát định kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

Theo kế hoạch trồng rừng và cây xanh vừa được UBND TP HCM ban hành, năm nay thành phố đặt mục tiêu trồng thêm một triệu cây với kinh phí hơn 45,5 tỷ đồng.
Thành phố phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh cuối năm nay đạt 39,8% và đến năm 2015 đạt 40,01%. Trong năm sẽ tiếp tục phát huy kết quả trồng rừng và cây xanh, phấn đấu đạt 1 triệu cây với tổng kinh phí hơn 45,5 tỷ đồng.

công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục tăng cường diện tích rừng, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầu người tại thành phố đông dân nhất trong cả nước còn khá thấp, nhất là khu vực nội thành. Ảnh: H.C
Theo báo cáo của UBND TP HCM về thực hiện kế hoạch trồng và bảo vệ rừng, cây xanh trên địa bàn năm 2013, tổng số cây đã trồng là gần 1,6 triệu cây (đạt tỷ lệ hơn 156% so với kế hoạch), tương đương với diện tích hơn 554 ha cây xanh. Kinh phí thực hiện ước tính gần 58 tỷ đồng.
Trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2013-2015, TP sẽ tận dụng quỹ đất của các cơ sở sản xuất công nghiệp để phát triển thêm 250 ha diện tích công viên, cây xanh ở các quận nội thành đồng thời cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu để nâng cao chất lượng mảng xanh trên địa bàn.
Cuối năm ngoái UBND TP HCM đã ban hành danh mục 28 loài cây cấm trồng trên vỉa hè và dải phân cách đường phố như: cây bã đậu, bàng, bồ kết, da (sung), dừa, điệp phèo heo, đủng đỉnh, gòn, keo lá tràm, lọ nồi (đại phong tử), lòng mức, mã tiền, me keo, sọ khỉ (xà cừ), thông thiên, trứng cá, trúc đào, xiro...
Theo đánh giá của UBND TP, đây là các cây có độc tố gây nguy hiểm cho người hoặc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân không trồng mới các loài cây thuộc danh mục này. Đồng thời giao các cơ quan, đơn vị quản lý cây xanh đô thị sẽ thay thế dần những cây hiện có trên đường phố.
Trung Sơn
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

Nhiều thùng đựng chất thải và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật được tìm thấy trong khu vực chôn lấp của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa).
Gần 1.000 tấn chất thải và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật được phát hiện trong khuôn viên xưởng sản xuất của Nicotex Thanh Thái.
tư vấn môi trường, công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường
Ảnh: Lê Hoàng.
"Từ 7/10/2013 đến 15/2/2014, cơ quan chức năng phát hiện tại 7 khu vực chôn lấp của Nicotex Thanh Thái khoảng 949 tấn chất thải và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó 240 tấn bị ô nhiễm nặng", ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó cục trưởng Quản lý Chất thải và Cải thiện môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) thông tin trong buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ ngày 2/4.
Ông Hiền cho biết, Công ty Nicotex Thanh Thái đã xử lý được khoảng 150 tấn ô nhiễm nặng. Số còn lại cùng với hơn 700 tấn chất thải ô nhiễm nhẹ sẽ được xử lý trong thời gian tới. Toàn bộ chi phí công ty phải chịu.
Ông Hiền cho biết thêm, ngay từ khi phát hiện vụ việc, Bộ Tài nguyên đánh giá đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trường nên đã cử đoàn công tác đến hiện trường; giám sát quá trình đào bới, vận chuyển và xử lý số thuốc bảo vệ thực vật này.
Trước thông tin phản ánh cho rằng người dân và giới chức còn phát hiện thêm một số điểm chôn cất hóa chất độc hại khác của Nicotex Thanh Thái, vị Cục phó cho hay Bộ chưa nhận được thông tin.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ sẽ xác minh thông tin trên và cử đoàn kiểm tra yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa tiếp tục báo cáo.
Hương Thu
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng muốn một lần được đến một trong 10 thành phố sạch nhất thế giới này. Hãy cùng đọc bảng xếp hạng dưới đây để biết thêm những sự thật thú vị về 10 thành phố sạch nhất trên thế giới này.
10. Freiburg, Đức
bao cao giam sat dinh ky 

Freiburg là một trong những thành phố sinh thái không chỉ nổi tiếng là thành phố sạch mà còn xanh nhất thế giới. Bao quanh thành phố là những ngọn đồi uốn lượn thơ mộng. Hơn cả, nó nổi tiếng về mức sống cao cũng như những trường đại học cổ kính. Với nhiệt độ tương đối ấm áp, ánh nắng chan hòa quanh năm và sức hút từ khu rừng Đen bí ẩn đã biến nơi đây thành một trung tâm thu hút khách du lịch.
9. Oslo, Na Uy
báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường, công ty dịch vụ môi trường, công ty tư vấn môi trường 

Oslo là thành phố đông dân nhất của Na Uy và hiện nay nó luôn được mọi người tôn vinh vì những nỗ lực không ngừng chống ô nhiễm môi trường. Từ nhiều năm qua Oslo cũng được biết đến là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới. Bên cạnh, nó xem như là một trong những nơi sạch sẽ nhất ở Bắc Âu. Năm 2007, thành phố được Reader Digest xếp hạng là thành phố sạch sẽ thứ hai và đáng sống trên thế giới. Tại đây có rất nhiều bảo tàng, các bãi biển xinh đẹp và công viên xanh tươi…đã thu hút rất nhiều du khách hàng năm.
8. Helsinki, Phần Lan
bao cao giam sat moi truong,  cong ty dich vu moi truong,  cong ty tu van moi truong
Helsinki là thủ đô của một đất nước Bắc Âu xinh đẹp - Phần Lan. Du khách bị nơi đây mê hoặc bởi phong cảnh hữu tình cùng những kiến trúc được xây dựng hết sức độc đáo. Gần 1.1 triệu người chọn nơi đây là nơi sinh sống bởi vì phong cảnh xinh đẹp cùng môi trường sống hết sức tiện nghi.Vào năm 2011, nó được Tạp chí Monocle bình chọn là thành phố đáng sống nhất trên Thế giới trong bảng xếp hạng Những thành phố đáng sống nhất năm 2011. Đây cũng chính là trung tâm văn hóa, giáo dục, tài chính, chính trị và nghiên cứu của Phần Lan.
7. Wellington, New Zealand
báo cáo giám sát môi trường, công ty dịch vụ môi trường, công ty tư vấn môi trường
Wellington được coi là thành phố sạch thứ 7 trên thế giới. Hơn thế nữa, nó còn được xem là một thủ đô có khí hậu mát mẻ nhất. Với lợi thế môi trường sạch sẽ, cùng với những địa danh du lịch hấp dẫn hằng năm nơi đây thu hút 3.6 triệu du khách mỗi năm. Phong cảnh ở đây cũng hết sức đa dạng, bao gồm những không gian xanh tươi, núi đồi, đường bờ biển…cùng những con đường sạch đẹp. Hơn nữa, thành phố này cũng thể hiện đẳng cấp của mình trong cách thức quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả.
6. Copenhagen, Đan Mạch
cong ty dich vu moi truong,  cong ty tu van moi truong,  cong ty tu van moi truong uy tin 
Copenhagen là một trung tâm kinh tế, văn hóa và chính phủ của Đan Mạch với vô số những khung cảnh xinh đẹp, lâu đài và cung điện tráng lệ. Nó còn nổi tiếng là một trong những thủ đô có môi trường thân thiện nhất trên thế giới. Thành phố này còn đoạt được danh hiệu “European Green Capital 2014 (Thủ đô Xanh của Châu Âu 2014). Chính phủ và người dân nơi đây luôn chung tay để giữ vững môi trường trong sạch, vì thế không những với cư dân ở đây, nó còn là nơi sống lý tưởng cho du khách.
5. Kobe, Nhật Bản
công ty dịch vụ môi trường, công ty tư vấn môi trường, công ty tư vấn môi trường uy tín
Xếp hạng thứ năm chính là thành phố Kobe của Nhật. Người Nhật nổi tiếng với ý thức giữa gìn sức khỏe và tinh thần trách nhiệm tuyệt đối. Thành phố này có một hệ thống quản lí rác thải cẩn trọng, mỗi loại rác sẽ được phân loại riêng trong từng ngày. Hơn nữa, họ còn có nhiều nghiên cứu về quản lí và sử dụng nguồn nước hiệu quả. Hệ thống giao thông của nó cũng thuộc hàng tốt nhất nước Nhật. Người Nhật đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật, kinh tế và quản lí rác thải.
4. Minneapolis, Mỹ
cong ty moi truong,  bao cao giam sat dinh ky,  bao cao giam sat moi truong
Minneapolis là thành phố lớn nhất của tiểu bang Minnesota, tọa lạc tại bên bờ con sông Mississippi với nguồn nước dồi dào. Với 3,3 triệu dân, thành phố vẫn giữ được môi trường sạch sẽ. Sức hút của thành phố này chủ yếu dựa vào thương mại cùng hệ thống giao thông tuyệt vời của nó. Hơn thế, nơi đây cũng rất được thiên nhiên ưu đãi với lượng mưa và thời tiết điều hòa.
3. Honolulu, Hawaii
công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường 
Là dân du lịch không ai là không biết đến địa danh này, theo tiếng Hawaii tên nó có nghĩa là “Cảng yên bình”. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời thì chính sách tổ chức tốt cùng ý thức cao của người dân chính là những điểm thu hút du khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với nơi đây. Những cơn gió biển tươi mát và lượng mưa điều độ cũng đã giúp lọc bớt bụi bẩn đã khiến không khí hòn đảo này cực kì trong lành. Hòn đảo này được mệnh danh là viên ngọc của Hawaii và thiên đường xứ nhiệt đới.
2. Adelaide, Úc
công ty tư vấn môi trường, công ty tư vấn môi trường uy tín,  công ty môi trường uy tín
Adelaide là thủ đô của phía Nam Châu Đại Dương và cũng là một trong những thành phố xinh đẹp của Úc. Tọa lạc tại vùng đồng bằng Adelaide, nằm giữa vịnh St Vincent và dãy núi Range đã càng làm tăng lên sự quyến rũ của thành phố này. Hội đồng Bất động sản của Úc đã xếp hạng đây là thành phố đáng sống nhất ở Úc trong ba năm liên tiếp, bao gồm cả năm 2013. Nơi đây được thiết kế với nhiều những đại lộ và công viên rộng rãi, thoáng mát. Hơn nữa, thành phố này là một trong những thành phố có môi trường bền vững và hệ thống giáo dục phát triển hoàn hảo cùng với các phương pháp tái chế tốt là những yếu tố góp phần quan trọng vào sự sạch sẽ của nó. Thị trường trung tâm nơi đây đã tái chế gần như 85% chất thải và vì thế làm cho nó trở thành một thành phố sạch sẽ và hoàn hảo để sinh sống.
1. Calgary, Canada
bao cao giam sat dinh ky,  bao cao giam sat moi truong,  cong ty dich vu moi truong,  cong ty tu van moi truong

Đứng đầu danh sách này là thành phố Calgary của Canada. Nằm giữa hai dãy núi Rocky và Savanna, cùng hai con sông The Bow và Elbow chảy qua đã làm cho thành phố này một nhiệt độ và độ ẩm hài hòa. Nó liên tiếp được xếp ở top 3 thành phố sạch nhất thế giới trong vòng 5 năm qua bởi Mercer Global Finaancial.
Đây là một thành phố xinh đẹp với vô số những phong cảnh thu hút. Nỗ lực giữ gìn của thành phố này đã được cả thế giới công nhận thông qua nguồn nước sạch đến mức có thể uống được, không khí trong lành, hệ thống xử lý rác thải hiện đại…và giao thông hoàn hảo. Không còn nghi ngờ gì đây là một thành phố đáng sống hàng đầu trên thế giới.
HUỲNH NHI (Theo Listtopten)
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

Điều 6. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ trên 50 kW đến dưới 2.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW đến dưới 10.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kW đến dưới 40.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kW đến dưới 50.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm trở lên.
10. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Khoản 10 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 7. Vi phạm quy định của Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;
e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Bạn có thể tải file đính kèm tại: khai thac nước - Điều 6-7- nđ 142

Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802
CHÍNH PHỦ
Số: 34/2005/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước;
b) Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.
4. Những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định của Nghị định này và các nghị định khác có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này thực hiện.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
7. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là một (1) năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 100.000.000 đồng.
Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; mức trung bình của khung phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.
Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép;
d) Buộc cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm nếu không tự nguyện thực hiện các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều này thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
CHƯƠNG II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
Điều 8. Vi phạm trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.
8. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 9. Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo kết quả thăm dò theo quy định;
b) Cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
c) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định trong trường hợp không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác nước dưới đất không đúng tầng chứa nước;
b) Khai thác nước dưới đất không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;
c) Khai thác nước dưới đất không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thăm dò nước dưới đất không đúng theo nội dung giấy phép;
b) Không giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Chủ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
5. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xả vượt quá quy định trong giấy phép:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 5000 m3/ngày đêm trở lên.
6. Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước;
b) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép.
Điều 10. Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa nội dung giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm tại Điều này:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ chín mươi (90) ngày đến một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp cho mượn, cho thuê giấy phép;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp chuyển nhượng giấy phép và sửa chữa nội dung giấy phép.
Điều 11. Sử dụng giấy phép đã quá hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn dưới ba mươi (30) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Hành vi tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép xả nước thải đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.
10. Đối với trường hợp giấy phép quá hạn từ 60 ngày trở lên, áp dụng hình thức xử phạt như trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 12. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan thăm dò, khoan khai thác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn;
b) Thi công các giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;
c) Không lấp lỗ khoan theo quy định;
d) Thi công thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất ở ngoài khu vực quy định của giấy phép;
b) Sử dụng giấy phép hành nghề của cá nhân, tổ chức khác để hành nghề khoan nước dưới đất;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2; điểm a khoản 3;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 3;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2.
Điều 13. Gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm hành lang an toàn kỹ thuật trên không, mặt nước, dưới nước và dưới đất gây cản trở, sai lệch các kết quả đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước;
b) Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xoá dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
Điều 15. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành tại khu vực đã được cấp phép.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
Điều 16. Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác;
b) Đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng dưới 2 m3;
c) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trên sông, nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 2 m3 đến dưới 10 m3.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 10 m3 trở lên hoặc san lấp, lấn chiếm mặt nước với diện tích từ 10 m2 trở lên.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện cơ giới gây ô nhiễm nguồn nước; gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ;
b) Thi công xây dựng các công trình ngầm, các công trình trên mặt đất, xử lý nền móng công trình không tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước;
b) Khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác.
8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a khoản 5;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 20. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 21. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ;
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản;
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt theo quy định;
b) Khi phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản phải được lập ít nhất hai bản, đồng thời trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); ký xác nhận của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; ký xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.
Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
4. Trường hợp tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước thì phải tiến hành có mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 22. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
1. Khi áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ tên, loại, số giấy phép, ngày cấp giấy phép; thời hạn tước quyền sử dụng.
Trường hợp tước quyền sử dụng giấp phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép đó cho cá nhân, tổ chức sử dụng.
2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản và thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
Điều 23. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện
Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng theo Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 25. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước lạm dụng quyền hạn để sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc xử phạt vượt thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải
Bạn có thể tải file đính kèm tại: NĐ 35 CHÍNH PHỦ

Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

tu van moi truong


Điều 12. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị mà hệ thống đó chưa có Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại Điểm a của các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
Điều 13. Vi phạm quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, chất lượng nước theo quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
c) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;
b) Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Bạn có thể tải file đính kèm tại: Xả thải-Điều 12- NĐ 142

Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

công ty môi trường | dịch vụ môi trường | tư vấn môi trường

xử lý nước cấp, công ty môi trường

công ty môi trường, tư vấn môi trường

Paris vốn nổi tiếng là một thành phố xinh đẹp và đắt đỏ nhất thế giới. Hôm nay, từ những con đường đi bộ đến các nhà triển lãm hay các buổi biểu diễn thời trang, chúng tôi sẽ chọn ra những hoạt động miễn phí tuyệt vời nhất của thành phố này.
Tận hưởng chương trình Ngày Chủ nhật miễn phí nào!

tư vấn môi trường, công ty môi trường  

Phóng tầm nhìn từ Pont des Arts (cầu nghệ thuật) ra thật là một điều tuyệt vời mà lại hoàn toàn miễn phí - Ảnh: Alamy
Nếu sắp xếp được thời gian, bạn có thế đến tham quan ở những bảo tàng, đài tưởng niệm nổi tiếng ở Paris miễn phí nhờ vào chương trình Ngày Chủ nhật miễn phí đầu tiên. Bao gồm những địa điểm tham quan hấp dẫn của Paris như bảo tàng Louvre và bảo tàng Orsay, cũng như những địa danh khác như bảo tàng Albert-Kahn, bảo tàng l'Assistance Publique. Chương trình này sẽ cho bạn cơ hội tuyệt vời để tham quan những nơi mà bình thường bạn phải cân nhắc vì chi phí vào cửa. Tham khảo thêm tại en.parisinfo.com
Rạp chiếu phim ngoài trời ở công viên Villette

công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường 

Hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội và cùng nhau thưởng thức bộ phim được trình chiếu miễn phí tại rạp hát ngoài trời ở công viên Villette. Chương trình này diễn ra vào suốt tháng 7 và tháng 8 theo một chủ đề đặc biệt. Chủ đề của năm nay là "Tous en scène'" (Những người trên sân khấu) bao gồm các phim được chiếu như Where the Wild Things Are, Be Kind Rewind và The Killing. Đây là một sự kiện thường niên và nếu bạn ngại phải ngồi trên cỏ bạn có thể thuê một chiếc ghế với giá 7 euro. Tham khảo thêm tại villette.com/fr
Đi dạo quanh khu vườn Luxembourg
 
báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trường 

Ảnh: Alamy

Thật là dễ dàng để có một chuyến tham quan bao quát thành phố này cả ngày. Thành phố Luxembourg được xem là thành phố lớn thứ 2 của Pháp và cũng là khu vườn của Thượng Nghị viện. Khu vườn xinh đẹp này được xây dựng vào thế kỷ 17 với hàng trăm bức tượng, đài tưởng niệm, đài phun nước, thậm chí có cả mô hình đầu tiên tượng Nữ thần Tự do của Frédéric Bartholdi. Chỉ nằm cách các địa điểm tham quan chính của Paris một đoạn đi bộ ngắn, công viên này là một nơi lý tưởng cho du khách dạo bước, đọc sách và tận hưởng một buổi dã ngoại tuyệt vời. Tham khảo thêm tại senat.fr/jardin
Bức tường tình yêu

công ty môi trường uy tín, tu van moi truong, cong ty moi truong 

Ảnh: Alibi Productions/Alamy

Nếu bạn dị ứng với các thể loại lãng mạn và khá sến thì địa điểm Bức tường tình yêu ở Montmartre không dành cho bạn. Paris là thành phố của tình yêu, do đó, không việc gì lạ khi từ “ I love you” đã được thể hiện trên tường bởi hàng trăm ngôn ngữ khác nhau trên bức tường này, thu hút vô số du khách tìm đến để chiêm ngưỡng. Bức tường này chính là sáng kiến của Frederic Baron, người đã mong muốn sưu tầm tất cả các cách nói “I love you” vào năm 1992. Đây là một địa điểm hoàn toàn có thể đến tham quan miễn phí. Tham khảo thêm tại lesjetaime.com
Tham quan Nhà thờ Đức Bà ở Paris

bao cao giam sat dinh ky,  bao cao giam sat moi truong,  cong ty dich vu moi truong 

Tầm nhìn từ Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: Sylvain Sonnet/Getty Images

Là một điểmt thu hút khách du lịch nhất ở Paris, nhà thờ Đức Bà tọa lạc trên hòn đảo nhỏ Île de la Cité nằm giữa con sông Seine thơ mộng của Pháp. Nhà thờ mang kiến trúc Gô-tích này thật sự thu hút du khách bởi những ô cửa kính màu sắc có thể nhìn từ trong ra ngoài và ngược lại. Hơn thế nữa, ở quảng trường và những cây cầu xung quanh nhà thờ bạn sẽ được nhìn thấy rất nhiều ban nhạc hát rong luôn thu hút rất đông người xem. Tham khảo thêm tại notredamedeparis.fr. nhà thờ mở cửa từ 8:00 sáng đến 6:45 chiều (7:15 chiều vào cuối tuần).
Khám phá nghĩa trang Lachaise

cong ty tu van moi truong, cong ty tu van moi truong uy tin, cong ty moi truong uy tin 

Người phụ nữ đang hôn phần mộ của Oscar Wilde tại nghĩa trang Père Lachaise.
Ảnh: Peter Horree/Alamy

Nằm khuất sau một lối đá mòn ở quận 20 chính là nghĩa trang lớn nhất Paris với hơn 100 ngôi mộ, đài tưởng niêm và 69.000 lăng mộ được trang trí công phu. Đây là một trong những nghĩa trang thu hút được nhiều du khách nhất trên thế giới nhờ vào sự hiện diện của những người yên nghĩ tại đây. Bao gồm Georges Rodenbach và Oscar Wilde (phần mộ được những du khách có môi son màu đỏ hôn lên). Jim Morrison cũng được chôn cất tại đây, dù chỉ là ngôi mộ đá khiêm tốn nhưng nó đã thu hút hàng ngàn người hâm mộ mỗi năm. (Từ ngày 6/11-15/3, thứ 2 đến thứ 6 mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều. Chủ nhật và các ngày lễ lớn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều. Từ 16//3- 5/11 mở cửa trễ hơn 30 phút).
Chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc tại Atelier Brancusi

cong ty dich vu moi truong, cong ty tu van moi truong, cong ty tu van moi truong uy tin 

Ảnh: Marko Kudjerski/Wikimedia Commons

Tham quan tại các bảo tàng và triển lãm ở trung tâm Pompidou sẽ mất bạn một khoản tiền ít nhất là 10 euro. Tuy nhiên khi đến thăm những xưởng làm việc của Constantin Brancusi cũng nằm trên quảng trường này thì lại không tốn bạn một xu nào. Đây là nhà điêu khắc mang tính cách mạng, người đã qua đời vào năm 1957 và để lại phân xưởng của mình và tất cả các tác phẩm của ông cho Nhà nước và Trung tâm Pompidou tháo rời và tái tạo xưởng làm việc này. Du khách có thể cảm nhận được một không gian ấn tượng khi Brancusi làm việc, cũng như xem một số tác phẩm đã giúp tái định nghĩa lại các tác phẩm điêu khắc hiện đại. Mở cửa vào mỗi ngày trừ thứ 3, từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều.
Lối đi bộ La Promenade Plantée


bao cao giam sat moi truong, cong ty dich vu moi truong, cong ty tu van moi truong 

Ảnh: Alamy La Promenade Plantée

Mở cửa phục vụ vào năm 1993, sáu năm trước khi có một dự án High Line tương tự như ở New York, La Promenade Plantee là một lối đi rợp bóng cây trên một tuyến đường sắt lâu đời ở phía đông Paris. Đường ray dài 4,5 km này là một cách tuyệt vời để khám phá thành phố thông qua các cầu thang lên xuống, cầu cạn, trên các đường phố và biết đâu may mắn du khách có thể vẫy tay chào các cư dân Paris sống trong các căn hộ gần đó. Đường đi bộ cũng chạy qua Viaduc des Arts. Tham khảo thêm promenade-plantee.org
Tận hưởng buổi tối dã ngoại tại quảng trường Vert-Galant

bao cao giam sat dinh ky, bao cao giam sat moi truong, cong ty dich vu moi truong 

Ảnh: Alamy
Nếu bạn muốn tận hưởng phong vị nửa đêm của Paris đích thực và những cảm giác tự do thì hãy đến quảng trường Vert-Galant với một chai rượu vang vào buổi tối. Công viên ấm cúng này tọa lạc tại điểm phía đông của hòn đảo nổi Île de la Cité, bạn có thể đến đó bằng cách đi bộ từ cây cầu Pont Neuf. Vào mùa hè, công viên chính là nơi mọi người đến để nằm thư giãn trên các bãi cỏ và ngắm nhìn những chiếc thuyền buồm thong dong 2 bên hòn đảo.
Thưởng thức những buổi biểu diễn thời trang tại Galeries Lafayette
 
cong ty moi truong, bao cao giam sat dinh ky, bao cao giam sat moi truong 

Ảnh: Charles Platiau/Reuters

Để có được một ghế ngồi trong chương trình Tuần lễ thời trang của Paris ắt hẳn vượt quá hầu bao của phần lớn du khách. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có những trải nghiệm này vào mỗi chiều thứ 6 tại trung tâm thương mại Galeries Lafayette với chương trình biểu diễn miễn phí các bộ sưu tập thời trang của trung tâm. Chương trình này rất xứng đáng để bạn dành trọn buổi chiều thứ 6 và để chắc chắc về buổi diễn hãy liên hệ với trung tâm sớm. Địa chỉ 40, Boulevard Haussmann, 9th arr,33 0142 823025 or fashionshow@galerieslafayette.com, galerieslafayette.com
HUỲNH NHI (Theo theguardian)
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802
Copyright © 2012 xulynuocthai.ensol.vn